Xử trí và phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng

Các thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều đạm như: thịt, cá, hải sản, sữa, trứng... nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Một thực tế đáng lo ngại nữa là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những nhà hàng, quán ăn sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là những người trực tiếp chế biến thức ăn nhưng lại thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, thức ăn đường phố nếu không có tủ kính che đậy cẩn thận thì khả năng nhiễm bụi, khí thải, côn trùng truyền bệnh là điều khó tránh khỏi và nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

Rửa và bảo quản thực phẩm đúng cách để phòng ngộ độc thực phẩm.

Rửa và bảo quản thực phẩm đúng cách để phòng ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu nhận biết

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm mốc...); bị nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia...); bị biến chất khi để quá lâu hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc (cá nóc, gan cóc, nấm độc…).

Ngộ độc cấp tính: Triệu chứng xảy ra sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm từ vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Có các biểu hiện: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu hoa mắt, chóng mặt... Ngộ độc cấp tính thường do ăn phải các thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay các loại hóa chất với lượng lớn.

Ngộ độc mạn tính: thường không có các dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm, nhưng chất độc có trong thức ăn này sẽ tích lũy ở những bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy nhược, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mạn tính khác, cũng có khi các chất độc gây biến đổi các tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mạn tính thường do ăn phải các thức ăn ô nhiễm các chất hóa học liên tục trong thời gian dài.

Cách sơ cấp cứu đúng

Các trường hợp ngộ độc thực phẩm nên được tiến hành sơ cứu sớm, ngay sau khi thấy các biểu hiện. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể uống nước điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.

Trường hợp nặng cần đi khám bác sĩ để điều trị. Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc và chuyển bệnh nhân lên bệnh viện gần nhất. Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Sau đó, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.

Phòng tránh hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm đáng tin cậy bằng cách khi mua thịt lợn hoặc thịt bò, chị em nên chọn khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Đặc biệt nên chọn ở các cửa hàng có uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cá, tốt nhất là chọn cá còn đang quẫy nước. Nếu cá chết, cần chọn cá còn nhớt bóng, mắt cá trong, vảy cá không bị rời, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm. Các loại rau nên chọn mua tại nơi uy tín, hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh.

Thực phẩm chế biến sẵn nên mua ở những cửa hàng có uy tín, đồ hộp nên mua đồ hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nhà sản xuất, nước sản xuất, vỏ không móp méo, không phồng, không rỉ sét.

Cần phải ăn chín uống sôi, thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Vệ sinh dụng cụ chế biến như dao, kéo, thớt...

Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, hạn chế ăn sống. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.

Bảo quản đúng cách

Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không để quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bằng các hộp, hoặc giấy nilon bảo quản, khi ăn phải hâm kỹ lại. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.

Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt, cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng.

Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên, nếu không tủ lạnh lại là nơi phát sinh bệnh tật. Tránh để tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh, gây quá tải cho tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, trước và sau khi chế biến cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.

ThS. Ngọc Thành

Loại bỏ những phản ứng phụ cần tránh của trà xanh

Những vi chất của trà xanh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng như cảm lạnh, cúm và các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thức uống khác, trà xanh vẫn có mặt không tích cực khi sử dụng không đúng.

Tác dụng phụ của trà xanh và biện pháp kiểm soát

Mặc dù trà xanh có hàm lượng caffeine thấp hơn so với các loại trà khác và chứa một lượng caffeine không đáng kể. Nhưng nếu uống quá nhiều trà xanh, bạn sẽ dung nạp lượng caffeine dư thừa và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh. Lượng caffein dư thừa có thể ảnh hưởng nhịp tim, mất ngủ, chán ăn, khó chịu và bồn chồn. Tránh uống quá 3 đến 5 cốc trà xanh mỗi ngày.

Trong trường hợp bạn có dạ dày dễ nhạy cảm, hãy tránh uống trà xanh hoặc chỉ uống một lượng nhỏ. Và đừng uống trà xanh khi bụng đói. Trà xanh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và đau dạ dày. Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày sau khi uống trà xanh, nên thêm sữa và đường để có thể làm giảm các vấn đề này.

Loại bỏ những phản ứng phụ cần tránh của trà xanhTrà xanh cũng có điểm không tích cực khi sử dụng không đúng.

Gia tăng mức độ độc hại: Nghiên cứu gần đây trên loài chó cho thấy việc uống trà xanh trên dạ dày rỗng có thể gây độc ở dạ dày, gan và thận. Trong khi nghiên cứu trên con người chưa được thực hiện, để an toàn, tốt nhất bạn nên ăn trước khi uống trà xanh để giảm tác động của một số các phản ứng phụ khác của trà xanh.

Trà xanh chứa chất phenophyl có thể phản ứng với một số hóa chất trong dược phẩm. Vì lý do này, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu uống trà xanh.

Giảm hấp thu sắt: Chất catechin trong trà xanh có thể ức chế sự hấp thụ sắt vào cơ thể và có thể làm giảm hồng cầu. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan và vùng khác nhau của cơ thể. Khi lượng tế bào hồng cầu giảm, bạn có thể bị thiếu máu. Trong trường hợp bạn đã bị thiếu máu, uống một lượng lớn trà xanh có thể xấu thêm tình trạng thiếu máu có sẵn. Để tránh điều này, hãy hạn chế uống trà xanh và ăn những thực phẩm giàu vitamin C.

Nếu bạn đang mang thai, hạn chế lượng trà xanh không quá 2 cốc mỗi ngày. Những chất axit tannic và catechin trong trà xanh có thể ảnh hưởng phát triển thai. Tránh uống trà xanh hoàn toàn trong những tháng đầu của thai kỳ, vì uống quá nhiều trà xanh có thể làm thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh. Tránh tiêu thụ trà xanh quá mức ngay cả sau khi sinh con và cho đến khi bạn ngừng cho bú sữa mẹ.

Thiếu calci: Đây là một trong những phản ứng phụ của trà xanh. Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều trà xanh, có thể làm cơ thể tăng bài tiết calci trong nước tiểu và cuối cùng dẫn đến các rối loạn như loãng xương, nhất là ở phụ nữ. Bạn nên bổ sung calci để thay thế calci bài tiết.

Uống quá nhiều trà xanh có thể làm giảm mức testosterone trong máu của nam giới vì một số hợp chất trong trà phản ứng với testosterone và chuyển testosterone thành DHT (dihydrotestosterone) có liên quan đến tình trạng rụng tóc. Trong tất cả các phản ứng phụ của trà xanh, điều này có thể gây lo lắng hơn cho nam giới.

Dư thừa caffeine từ việc tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến áp lực cao trong mắt và làm tăng nguy cơ bị suy giảm thị lực ở những người bị tăng nhãn áp.

Lời khuyên của thầy thuốcNói chung, uống trà xanh có kiểm soát là an toàn cho hầu hết người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về dạ dày, khả năng chịu đựng caffein thấp, thiếu chất sắt, đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tránh trà xanh. Những người thiếu máu, rối loạn đông máu, rối loạn lo âu, bệnh tim, bệnh gan, loãng xương và đái tháo đường cũng nên tránh dùng trà xanh.Nên uống không quá 3 hoặc 4 cốc trà xanh mỗi ngày để thu được các lợi ích và tránh các tác dụng phụ của trà xanh.Hãy uống trà xanh tươi đã được để nguội và vừa ấm. Uống trà nóng rất có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.

BS. Thanh Hoài

Trứng và các nguy cơ bất lợi cho sức khỏe

Mặc dù là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất, việc ăn trứng đôi khi bị một số người coi là có hại. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng rõ ràng nào minh chứng việc ăn trứng có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, có một số nguy cơ bất lợi khi ăn quá nhiều trứng mà bạn nên biết.

Những bất lợi khi ăn quá nhiều lòng đỏ

Lòng đỏ trứng được cho là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất, nó hoạt động như nhà cung cấp thực phẩm chính cho sự tăng trưởng và phát triển của phôi. Lòng đỏ chiếm 33% khối lượng tịnh của trứng chưa chín và chứa 60 calo, nó cũng đồng thời giàu vitamin, chất béo omega và chất chống ôxy hóa. Sau đây là những bất lợi khi tiêu thụ quá nhiều lòng đỏ trứng.

Dư thừa calo: Một quả trứng có kích thước trung bình thường chứa 75 calo. Số lượng calo mà bạn tiêu thụ hàng ngày quyết định cân nặng của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ăn thừa 3.500 calo có thể tăng 0,45kg. Do đó, ăn quá nhiều trứng mỗi ngày có thể dẫn đến tăng cân trong vòng chưa đầy 3 tuần.

Trứng và các nguy cơ bất lợi cho sức khỏeTrứng bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng cũng có một số tác dụng phụ từ lòng trắng và lòng đỏ khi cơ thể dung nạp quá nhiều.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Ăn quá nhiều lòng đỏ trứng được coi là hại như hút thuốc lá, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim. Nó có thể dẫn đến sự hình thành các mảng trong thành động mạch bên trong và sau đó cứng lại trong các động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Chứa lượng cholesterol cao và chất béo bão hòa trong lòng đỏ là tác dụng phụ nổi tiếng nhất của trứng. Mức cholesterol tìm thấy trong lòng đỏ trứng có thể gây hại cho gan, gây tử vong và viêm các tế bào và cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng đóng vai trò bảo vệ tự nhiên của lòng đỏ, cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung để hỗ trợ sự phát triển của phôi thai. Điều này thường được hình thành xung quanh lòng đỏ trứng. Màu trắng trứng bao gồm chủ yếu là 90% nước và 10% protein (đạm) bao gồm albumin, globulin và mucoprotein. Giống như lòng đỏ trứng, có một số nguy cơ bất lợi cho sức khỏe từ việc ăn lòng trứng trắng, bao gồm:

Nguy cơ cao có vi khuẩn Salmonella: Salmonella là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột của gà. Nó cũng có thể có mặt trên trứng, cả trên bề mặt vỏ hoặc bên trong. Trứng sống thường bị nhiễm nhiều vi khuẩn do đó nên nấu trứng trong thời gian lâu hơn ở nhiệt độ rất cao. Ăn trứng nấu chín kỹ để đảm bảo rằng những vi khuẩn này không còn hiện diện và ngăn chúng xâm nhập cơ thể bạn. Ngoài ra, hãy nhớ luôn rửa tay và lau kỹ những bề mặt cơ thể mà tiếp xúc trực tiếp với trứng.

Suy giảm biotin: Biotin, còn được gọi là vitamin H hoặc vitamin B7, rất quan trọng đối với sức khỏe của da. Lòng trắng sống có chứa loại protein (đạm) gọi là avidin thể dẫn đến sự suy giảm biotin. Mặc dù tình trạng này khá hiếm nhưng nếu bạn ăn hai hoặc nhiều lòng trắng trứng sống một ngày trong vài tháng, có thể bạn sẽ phát triển thiếu hụt biotin. Các triệu chứng của một thiếu hụt biotin bao gồm rụng tóc, da vảy và mất ngủ. Nấu kỹ lòng trắng trứng của bạn để giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt và đảm bảo đáp ứng biotin hàng ngày.

Dị ứng: Dị ứng trứng phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn. Điều này là do phản ứng của cơ thể từ việc ăn lòng trắng trứng vì các protein albumin. Một số triệu chứng có thể quan sát được bao gồm phát ban, sưng da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ho, thở khò khè, và chuột rút. Trường hợp nặng cũng có thể bao gồm khó thở do tắc nghẽn đường hô hấp cũng như sưng cổ họng.

Quá tải đạm: Lòng trắng trứng rất giàu đạm, không được khuyến cáo cho những người bị các vấn đề về thận. Tốc độ dòng chảy của chất lỏng trong thận có thể bị ảnh hưởng do sự hiện diện của lượng đạm trong cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin thích hợp về việc ăn lòng trắng trứng.

Vậy ăn bao nhiêu trứng là vừa đủ?

Mặc dù có một số tác dụng bất lợi nhưng nếu bạn ăn trứng vừa phải, sẽ không có vấn đề gì. Ăn 1 quả trứng mỗi ngày có vẻ phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và không có tác động đáng kể nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở cả nam và nữ. Tiêu thụ 2 quả một ngày cũng không cho thấy có tác động tiêu cực nào, ngoại trừ những người bị bệnh tiểu đường. Đã có nhiều khuyến nghị chính thức đều không đưa ra giới hạn lượng trứng ăn trong ngày, trong tuần. Do đó, tùy vào tình trạng sức khỏe, tùy vào sở thích, bạn có thể ăn 1 quả/ngày hay ít hơn hoặc nhiều hơn.

Trứng có thể gây cho cơ thể những tác dụng xấu, nhưng với một kế hoạch tập luyện thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn thay vì tác dụng phụ.

BS. Ngô Mỹ Hà

Chế độ ăn giúp người bệnh tiểu đường tăng cân

Ông thường uống sữa dành cho người bệnh tiểu đường, đo đường huyết thường xuyên. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để sức khỏe của bố tôi tốt hơn?

Phương Lý (Thanh Hóa)

Thông thường, với bệnh tiểu đường, tính tới thời điểm bệnh được chẩn đoán phát hiện thì sự rối loạn chuyển hóa đường đã diễn ra một thời gian trước đó, do vậy, bố bạn bị sụt cân là không thể tránh khỏi. Sụt cân sẽ tiếp tục diễn ra trầm trọng nếu bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn điều trị.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để điều trị cũng như hỗ trợ các thuốc hạ đường huyết phát huy tác dụng, đồng thời giúp bố của bạn không bị giảm cân tiếp và sẽ đạt được cân nặng lý tưởng. Bố bạn cần duy trì chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau hằng ngày. Nên sử dụng các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lức, đậu đỗ, rau xanh. Bên cạnh đó, nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ. Cần hạn chế các thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt, các loại trái cây ngọt như xoài, sầu riêng, nhãn, vải... Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như da, phủ tạng động vật. Nên ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa phụ mỗi ngày. Bữa phụ có thể dùng sữa dành riêng cho người đái tháo đường, lựa chọn các trái cây ít ngọt như bưởi, thanh long, táo...

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

BS. Đỗ Ngọc

550.000 Người cao tuổi trên cả nước đã tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe của Vinamilk

Trong các buổi hội thảo, Vinamilk đều tổ chức nhiều hoạt động hữu ích như đo loãng xương và tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Trực tiếp tư vấn, thăm cho người cao tuổi là đội ngũ bác sĩ uy tín đến từ Trung tâm khám & tư vấn dinh dưỡng Vinamilk và các bệnh viện lớn trên cả nước. Chuỗi hội thảo do Vinamilk tổ chức không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu của người cao tuổi, mà còn lan tỏa tinh thần sống vui, sống khỏe cho cộng đồng người cao tuổi ở Việt Nam.

Đại diện Vinamilk ông Trần Hữu Định - Giám đốc kinh doanh miền tây phát biểu tại hội thảo

Bắt đầu thực hiện từ năm 2012, đến nay Vinamilk đã đồng hành chăm sóc sức khỏe cho hơn 550.000 người cao tuổi trên cả nước. Riêng trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, 166.500 người cao tuổi đã tham gia vào các hoạt động của Vinamilk và công ty đang đẩy mạnh hơn nữa để hướng đến thực hiện mục tiêu “Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho 1 triệu bệnh nhân và người cao tuổi Việt Nam” đến hết năm 2020 của mình.

Là công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, Vinamilk luôn chú trọng thực hiện những hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua dinh dưỡng cho người Việt Nam, từ đó hướng đến sự phát triển bền vững.

Người cao tuổi được tham gia đo loãng xương miễn phí tại hội thảo

Đặc biệt đối với người cao tuổi, dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, “Dinh dưỡng cho người cao tuổi” thường xuyên là chủ đề chính trong các hội thảo của Vinamilk. Trong một hội thảo mới đây tại Tp.HCM thu hút hơn 600 người cao tuổi tham dự, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, công tác tại Đại học Y Dược TP.HCM đã chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích. Ví dụ bác sỹ đã đưa ra một số nguyên tắc ăn uống cần chú ý ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, bác sỹ cũng lưu ý một số nhóm chất cần thiết cho sức khỏe ở người cao tuổi như plant sterol (chất béo tốt), DHA và Palatinose (đường thân thiện). Những nhóm chất này có nhiều trong dầu thực vật, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá, sữa,… vì vậy, các loại thực phẩm này cần được bổ sung thường xuyên hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cũng tại chương trình, anh Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng ban Ngành hàng Sữa bột người lớn của Vinamilk đã giới thiệu các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi. Vinamilk đã nỗ lực không ngừng để nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất mang đến những sản phẩm dinh dưỡng đa dạng, đạt chuẩn quốc tế, giá cả hợp lý.

Sữa bột Vinamilk Sure Prevent có bổ sung dưỡng chất Plant Sterols – chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật.

Cụ thể như sản phẩm Vinamilk Sure Prevent, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém, đáp ứng 100% hàm lượng plant sterol theo khuyến nghị FDA Hoa Kỳ giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, để bổ sung Canxi và Đạm collagen thủy phân giúp xương chắc, khớp khoẻ Vinamilk cho ra đời sản phẩm Vinamilk CanxiPro, hay sản phẩm Vinamilk Sure Diecerna – có chỉ số đường huyết thấp (GI = 27,6) giúp bình ổn đường huyết cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

11 lợi ích tuyệt vời của cây mía đường đối với sức khỏe

Cây mía thuộc chi Saccharum, họ Andropogoneae, có nhiều ở vùng ôn đới ấm áp hoặc các vùng nhiệt đới Nam Á và được sử dụng để sản xuất đường. Thành phần chính của mía là sucrose, tích tụ trong các đoạn thân cây. Sucrose khi được chiết xuất và tinh chế trong các nhà máy chuyên dụng, được sử dụng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp thực phẩm hoặc được lên men để sản xuất ethanol.

1. Chữa bệnh vàng da

Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng dado sự có mặt của billirubin trong máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước ép mía có thể khôi phục lại sức mạnh của chức năng gan, hãy uống nước míaép mỗi ngày để chữa bệnh vàng da.

2. Chữa nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được chữa khỏi với một ly nước ép mía mỗi ngày.

3. Điều trị sỏi thận

Sỏi thận xảy ra do mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để hydrat hóa cơ thể, bạn hãy cố gắng tiêu thụ nước ép mía một cách thường xuyên. Trong nước mía cũng có một số thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

Mía mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe

Mía mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe

4. Tốt cho bệnh tiểu đường

Người tiểu đường có thể ăn mía hoặc uống nước ép mía do trong loại cây này có chứa chất làm ngọt tự nhiên nên không gây nguy hiểm hoặc làm trầm trọng tình trạng bệnh.

5. Giàu dinh dưỡng

Nước mía giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nước ép mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể do sốt cao.

Mía giàu vitamin và khoáng chất

Mía giàu vitamin và khoáng chất

6. Chữa cúm và cảm lạnh

Nước ép mía làm dịu cổ họng của bạn, giúp chữa đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, cảm lạnh và cúm.

7. Phòng ngừa ung thư

Bên cạnh đó, mía còn mang những lợi ích sức khoẻ cho vẻ đẹp và những người mắc bệnh ung thư. Dưới đây là một số lợi ích về sức khoẻ của cây mía đường:

Nhờ hàm lượng kiềm có trong mía, uống nước ép mía để ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư phổi, và ung thư vú.

8. Bù điện giải cho cơ thể

Mất nước vẫn là một bệnh đặc biệt hay gặp khi vào hè. Vì vậy để ngăn ngừa điều này, bạn có thể thường xuyên uống nước ép mía để hạ nhiệt cơ thể.

Nhờ có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, mía đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Mía rất tốt cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Những bài thuốc dân gian từ mía dưới đây rất hiệu quả và tốt cho cơ thể bạn:

9. Sốt khô họng, tiểu dắt

Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.

Trị trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị nôn ói ra thức ăn, dịch vị hoặc nóng rát thực quản do trào ngược dạ dày, lấy 30 – 50ml nước mía, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Viêm họng cấp và mãn tính

Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, trộn theo tỷ lệ nước mía 10ml, nước củ cải 20ml pha thêm nước lọc lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Bạn cũng có thể nấu mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ một ít thành nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

10. Chống sâu răng

Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng.

11. Nôn do thai nghén

Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.

Với rất nhiều công dụng kể trên mía là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.

Mai Hương

(Theo Ubuntu Maniac)

Những loại thực phẩm nếu ăn vào sẽ khiến bệnh táo bón trầm trọng hơn

Một số loại thức ăn bạn có thể tránh khi bạn bị táo bón nhưng những loại khác bạn cũng nên tránh để ngăn ngừa những đợt táo bón kéo dài.Chú ý: Có rất ít nghiên cứu được công bố về ảnh hưởng của những loại thức ăn nhất định đến táo bón. Khuyến cáo trong bài này nên được cân nhắc như một hướng dẫn cơ bản.

Bất kì thứ gì làm từ bột mì

Bột mì là lúa mì mà đã loại bỏ đi phần lớn thành phần chất xơ có lợi cho đường ruột. Bổ sung đủ chất xơ là cần thiết để giữ nhu động ruột của bạn nhẹ nhàng. Chính vì thế, để giúp giảm nhẹ táo bón (và có thể ngăn ngừa chúng tái phát), hãy tránh:

Bánh donutBánh ngọtBánh quyXúc xíchPizzaSandwiches làm từ bột mì, bánh mì nướng hoặc bánh

Khi bị táo bón, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn. Ảnh: Minh họa

Thịt chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn được xem là khó tiêu hóa. Bạn chắc chắn sẽ không muốn hệ tiêu hóa phải làm thêm việc, trong khi nhiệm vụ cơ bản của hệ tiêu hóa, đó là làm rỗng đường tiêu hóa trước mỗi bữa ăn còn chưa thực hiện tốt. Ngoài ra, thịt chế biến sẵn thường chứa nitrate, những chất làm tăng tình trạng táo bón.

Chính vì thế, khi bị táo bón cần tránh:

Thịt lợn xông khóiXúc xích hun khóiBánh mì kẹp xúc xíchLạp xưởng

Thức ăn chiên rán

Giống như thịt chế biến sẵn, thức ăn chiên dầu hoặc mỡ rất khó tiêu, làm chậm quá trình đẩy phân xuống và do vậy góp phần gây nên táo bón. Để làm giảm táo bón và có thể ngăn ngừa nó tái diễn, cần tránh:

Sườn nướngHamburgerKhoai tây chiênGà chiênCá chiênCánh gà chiên

Sản phẩm bơ sữa

Nhiều người nói rằng những sản phẩm bơ sữa có thể khiến họ bị táo bón. Điều này có thể do ảnh hưởng của lactose hoặc một vài loại protein tìm thấy trong bơ sữa. Tránh những thực phẩm trong danh sách dưới đây khi bạn bị táo bón:

Các loại bơKemSữaKem tươiSữa chua

Khi bạn đỡ bị táo bón, bạn mới có thể ăn sữa chua. Sữa chua chứa lợi khuẩn đường ruột có thể giúp bạn hồi phục sau táo bón.

Nếu bạn bị táo bón kéo dài, bạn có thể sẽ cần loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm bơ sữa trong một vài tuần để xem liệu các triệu chứng của bạn có giảm đi không.

Đồ chiên rán rất khó tiêu, làm chậm quá trình đẩy phân xuống làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng. Ảnh: minh họa

Thịt đỏ

Nhiều chuyên ra chỉ ra rằng thịt đỏ là môt loại thức ăn nên tránh khi bạn bị táo bón. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc bạn ăn loại thịt đỏ nào. Thịt được nuôi công nghiệp, ví dụ như bò được ăn ngũ cốc, cũng có chứa những chất (protein, chất béo có hại) góp phần gây táo bón.

Nếu bạn thực sự thích thịt bò, bạn có thể ăn một ít thịt từ bò nuôi bằng cỏ và được tiệt trùng. Do bò ăn thức ăn tự nhiên vốn có của chúng nên thịt của chúng chứa những chất mà con người có thể hấp thu được. Chính vì thế, bạn có thể thưởng thức thịt đỏ mà không gây biến chứng đến táo bón.

PGS.TS Phạm Văn Hoan

(Viện Y học Ứng dụng Việt Nam)

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn

Xu hướng ngày nay là hầu hết chúng ta đều cố gắng sống một lối sống lành mạnh. Việc thường xuyên đến phòng tập gym đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của nhiều người.

Rất nhiều người thường không ăn gì sau khi tập gym là điều rất có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn gì và ăn như thế nào để tốt thì không phải ai cũng biết.

Một số người lại chọn việc chạy bộ thay vì tốn tiền và thời gian trong phòng tập… Cho dù là cách nào đi chăng nữa, bạn cần phải nhận thức rõ một số tiêu chí giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian luyện tập.

Trước hết, bạn nên có kế hoạch một cách khôn ngoan và chỉ bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Rất nhiều người thường không ăn gì sau khi tập luyện và điều này rất có hại cho sức khỏe.

1. Bánh ngọt

Chất xơ là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể sau khi tập luyện. Đừng quên về việc carbonhydrats giúp cơ thể thay thế cá glycogen.

Bánh ngọt cũng có chứa carbonhydrats. Tuy nhiên, trong bánh ngọt có quá nhiều carbohydrate, chất béo, muối, đường và calo mà bạn chắc chắn nên tránh sau khi tập luyện.

Sẽ tốt hơn để khi lựa chọn chất xơ từ một loạt các loại thực phẩm khác như hạt thô, bánh mì … bởi chúng có lợi hơn cho sức khỏe của bạn.

bánh ngọt

2. Thức ăn nhanh

Sau khi tập luyện, bạn có thể thèm ăn mặn. Điều này là do cơ thể của bạn thường mất một số muối trong khi bạn luyện tập và cần được bổ sung. Đó là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn một số thực phẩm ăn ngay như bánh mì kẹp thịt và xúc xích.

Tuy nhiên, các món ăn nhẹ như vậy sẽ có tác động tiêu cực về chế độ ăn uống của bạn. Bằng việc ăn thức ăn nhanh, bạn sẽ chỉ cung cấp cho cơ thể với một số lượng lớn các chất béo bão hòa. Kết quả là, tất cả thời gian luyện tập khó khăn của bạn trong phòng tập thể dục sẽ bị vô hiệu hoá. Một số loại như bơ hoặc chuối rất giàu kali có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Thức ăn nhanh

3. Khoai tây chiên hoặc sấy

Mọi người đều rất thích khoai tây chiên. Khi trở về nhà sau một buổi tập, người ta dễ dàng bị cám dỗ và ăn loại thực phẩm không lành mạnh này. Thực tế là thời điểm sau khi rời phòng tập, chúng ta nên cung cấp kali cho cơ thể. Chọn chuối thay thế cho món khoai tây chiên hoặc sấy khoái khẩu.

4. Rau sống

Chúng ta khó có thể tưởng tượng ra một chế độ ăn uống lành mạnh không có trái cây tươi và rau quả. Mặc dù vậy, khi nói đến thực phẩm sau khi tập luyện, rau củ ăn sống không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Cơ thể bạn cần chất xơ và protein để phục hồi các mô cơ.

Sau khi tập, chúng ta mất đi nhiều khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau do đó, rau sống không thể bổ sung đủ cho cơ thể. Hãy kết hợp chúng với một số thực phẩm khác, ví dụ như trộn thêm sữa chua chẳng hạn.

Sôcôla sữa

5. Sôcôla sữa

Đó là món điển hình của hầu hết những người thèm đồ ngọt, đặc biệt là sô cô la sau khi chơi thể thao do mất đường trong cơ thể. Một trong những lý do thuyết phục tại sao bạn không nên ăn chocolate sữa sau khi tập thể dục là nồng độ cao của chất béo và glucose xấu có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Phải làm gì nếu bạn không thể cưỡng lại cám dỗ của sô cô la? Một chút sô cô la đen sẽ là thay thế hợp lý. Do có nhiều chất chống oxy hóa, sô cô la đen sẽ giúp cơ thể bạn chống viêm một cách dễ dàng.

6. Pho mát

Pho mát là một trong những loại thực phẩm ngon đồng thời là món ăn tồi tệ nhất sau khi tập luyện. Sản phẩm sữa này rất giàu chất béo. Nói cách khác, pho mát không phải là thực phẩm nên có trong thực đơn của bạn.

pho mát

7. Món tráng miệng có đường

Như đã nói ở trên, cơ thể bạn thiếu đường khi bạn tập luyện. Tuy nhiên, bạn không nên tham lam ăn tất cả các món tráng miệng. Nếu bạn muốn duy trì sức khỏe và giữ gìn vóc dáng, hãy cố gắng tránh đồ ăn nhẹ có đường bằng mọi cách.

Thứ nhất, bằng cách ăn chúng, bạn sẽ nhận được thêm calo.

Thứ hai, những thực phẩm này có khả năng làm chậm sự trao đổi chất của bạn. Đó là lý do tại sao nên loại bỏ đồ ngọt từ chế độ ăn uống để cho việc tập luyện của bạn thành công hơn.

8. Trứng chiên

Bạn biết đấy, trứng có thể cung cấp cho cơ thể số lượng lớn các protein và choline. Sau khi tập thể dục bạn cần làm cho trái tim khỏe mạnh hơn nên trứng là thực phẩm nên lựa chọn để bổ sung các chất dinh dưỡng.

Chỉ cần ghi nhớ rằng bạn không nên chiên trứng vì cách này khiến bạn hấp thụ quá nhiều dầu và bơ, là chất béo bão hòa. Trứng luộc hoặc đánh kem là lựa chọn tuyệt vời thay cho trứng rán.

trứng chiên

9. Soda

Đây là một trong những thức uống rất nhiều đường, quan trọng hơn, soda có thể làm bạn đầy hơi. Uống nước lọc hoặc nước chanh, mơ, dâu…là cách hoàn hảo để bù nước.

Mai Hương - Học viện Quân Y

(Theo WorstFood)

“ Dinh dưỡng” sau khi phẫu thuật mắt

Ảnh minh họa

1. Cần bảo vệ mắt

Đôi mắt sau khi phẫu thuật sẽ yếu hơn bình thường vì vậy cần đeo kính bảo vệ thường xuyên khoảng một tháng sau khi phẫu thuật. Kính bảo vệ trong suốt ôm trọn hai mắt của bạn sẽ giúp bạn tránh được những bụi bẩn từ môi trường xung quanh để không gây viêm nhiễm mắt sau khi đã phẫu thuật.

Tránh để nước, các loại mỹ phẩm vào mắt . Bạn có thể thích vỗ nước lên mặt vì cảm giác thật dễ chịu nhưng động tác này có thể gây nhiễm trùng và khiến mắt khó chịu hơn sau khi phẫu thuật. Thời gian tránh để nước vào mắt có thể khác nhau tùy vào loại phẫu thuật. Ví dụ, bạn nên đeo kính bảo vệ mắt khi tắm vòi sen trong vòng một tuần sau phẫu thuật LASIK để nước không vào mắt. Không nên xoa các loại mỹ phẩm, sữa rửa mặt vào xung quanh vùng mắt vì như vậy rất dễ gây ảnh hưởng tới đôi mắt của bạn.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Mắt sẽ không có khả năng thích nghi nhanh với ánh sáng sau khi phẫu thuật. Khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, mắt của bạn có thể sẽ đau và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Tia UV sẽ tác động trực tiếp đến đôi mắt của bạn rất dễ gây tổn thương và không tốt tí nào.

Không dụi mắt. Có thể mắt bạn sẽ rất ngứa và khó chịu sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên bạn cần cố gắng kiềm chế và dùng nhiều cách khác để tránh phản xạ dùng tay dụi mắt của bạn. Bạn có thể mang băng gạc và hỏi ý kiến bác sĩ về một loại dung dịch thích hợp để rửa mắt nếu mắt ngứa.

Tuyệt đối không nên dụi mắt - Ảnh minh hoạ

Không nên sử dụng các thiết bị điện tử một cách thường xuyên và liên tục. Chúng ta rất dễ bị cuốn vào thiết bị điện tử trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, tuy nhiên cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các thiết bị đó vì chúng là một trong số các nguyên nhân gây nên các bệnh về mắt. Đặc biệt sau khi phẫu thuật mắt còn đang rất yếu thì việc tránh các thiết bị điện tử càng trở nên cần thiết. Nếu bạn không muốn những căn bệnh trước đây có thể tái lại thì đây sẽ là lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

2. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho bản thân cho đôi mắt khỏe

Thực đơn ăn uống. Để giữ gìn sức khỏe sau phẫu thuật, bạn nên áp dụng thực đơn cân bằng gồm: đạm gầy (Đạm gầy là phần chất lỏng còn lại sau khi sữa được lên men thành pho mát. Đạm gầy có trong các loại hạt như hạt đậu, hạt lạc ...hoặc trong các loại thịt nạc, thịt trắng..), hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và nước quả tươi. Uống nhiều nước để giúp vết thương mau lành. Viện Y học khuyến nghị nam giới nên uống 13 ly (3 lít) nước, và nữ giới uống 9 ly (2,2 lít) nước mỗi ngày.

Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học cho đôi mắt khỏe - Ảnh minh hoạ

Uống vitamin bổ sung thường xuyên. Mặc dù không thể thay thế cho thực đơn cân bằng, nhưng vitamin tổng hợp có thể giúp bổ sung cho chế độ dinh dưỡng của bạn. Đặc biệt, vitamin C có thể hỗ trợ cho quá trình chữa lành; vitamin E, lutein và zeaxanthin bảo vệ các mô mới khỏi các gốc tự do có hại cho cơ thể; và vitamin A cần thiết cho thị lực . Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị về liều lượng vitamin hàng ngày như sau:

- Vitamin C: 90 mg cho nam giới; 75 mg cho nữ giới; cộng thêm 35 mg cho những người hút thuốc

- Vitamin E: 15 mg vitamin E tự nhiên hoặc 30 mg vitamin E tổng hợp

- Lutein và Zeaxanthin: 6 mg

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, mát xa đôi mắt bằng cách đưa hai tay xoa nhẹ xung quanh vùng mắt (tránh giụi mắt) mỗi khi ngủ dậy hoặc khi cảm thấy đôi mắt mệt mỏi.

3. Làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ đã phẫu thuật mắt cho bạn

Để có đôi mắt sáng khỏe ngoài sự hiểu biết của bản thân chúng ta phải nên nhớ rằng luôn luôn nghe theo sự chỉ dẫn của các y bác sĩ. Sau khi phẫu thuật nếu đôi mắt của bạn gặp phải các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và đến gặp ngay bác sĩ đã phẫu thuật mắt cho bạn để theo dõi kịp thời.

Uống thuốc cũng như dùng thuốc nhỏ mắt theo đơn tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật. Không tùy tiện sử dụng hay tự ý mua thuốc ở các cửa hàng khi chưa biết rõ triệu chứng bạn mắc phải là do nguyên nhân gì.

Có thể sử dụng các loại nước mắt nhân tạo để bổ sung nước mắt tránh để tình trạng khô mắt xảy ra sau khi phẫu thuật, nhất là với các phẫu thuật bằng laser.

Hiện nay tại nước ta, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Phương Linh đã nhập khẩu và phân phốiThuốc bổ mắt PM Eye Tonic giúp tăng cường chức năng mắt hiệu quả, được sản xuất hoàn toàn tại Úc là nơi có quy chuẩn chất lượng sản xuất nghiêm ngặt hàng đầu.

Với 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, PM Eye Tonic là sản phẩm bảo vệ sức khỏe hoàn hảo bổ sung các thành phần: cao chiết xuất quả Bilberry chuẩn hóaDầu cá, Vitamin A, Vitamin B1, B2… rất tốt cho việc bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho đôi mắt sáng khỏe, đã được cáchơn 10 năm qua tại Việt Nam.

Sản phẩm này đã có bán trên các Bệnh viện Trung ương và các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.

Dược sĩ tư vấn: 0127 370 4862

Website: http://ThuocBoMat.com.vn/

GPQC: Số 159/2017/XNQC-QLD

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Ngộ độc hải sản

Đáng lo ngại hơn, nhiều loại hải sản lâu nay vẫn luôn là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng trong một số trường hợp lại trở thành độc tố gây ngộ độc.

Vì sao hải sản gây độc?

Trong cơ thể của so biển chứa độc tố có tên là tetrodotoxin. Độc tố này được phát hiện không chỉ ở các hải sản (cá nóc, sò biển, bạch tuộc đốm xanh, sao biển, một số loài ốc, cua...) mà còn ở các động vật trên cạn (cóc, ếch, kỳ nhông...), tập trung nồng độ cao ở da, gan, trứng của các động vật kể trên.

Ác một nỗi, các hải sản này thịt rất ngon nên rất được ưa chuộng. Tại Nhật, chỉ có những đầu bếp lành nghề, có chứng chỉ đào tạo hẳn hoi mới được phép chế biến thịt cá nóc, ấy vậy mà thỉnh thoảng vẫn có nạn nhân ngộ độc.

Theo một công bố mới đây của Viện Hải dương học, hiện trên vùng biển Việt Nam có tới 39 loài hải sản mang nhiều độc tố gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có 2 loài cá nóc nước ngọt nên tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

Ngộ độc thuỷ hải sản có thể gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Ngộ độc thuỷ hải sản có thể gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Độc tố nguy hiểm ra sao?

Tetrodotoxin là một trong những chất độc thần kinh cực mạnh từng được biết đến. Khi thâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tác động lên hệ thần kinh gây tê liệt tay, chân, cơ hô hấp. Chỉ với một liều rất thấp, chúng sẽ gây ngừng thở, tử vong nhanh chóng. Độc tố không bị nhiệt phá hủy, vẫn tồn tại khi nấu chín hay phơi khô, sấy. Nấu ăn thông thường không làm mất độc tính, có thể làm tăng tác động độc hại do đặc tính tan trong nước.

Khi ăn phải, chỉ sau 30 phút đến 2 giờ, nạn nhân sẽ có cảm giác tê môi và đầu lưỡi, các ngón tay bị tê cứng, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, đôi khi kèm theo nôn mửa, sau đó là tê liệt vận động, đứng ngồi khó khăn, thay đổi tri giác, phát âm khó, khó thở... và có thể tử vong nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Các loại ngộ độc hải sản

Có 3 loại ngộ độc chính của thủy hải sản sau đây:

Ngộ độc Ciguatera: Đây là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất. Ciguatera là dạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải loài cá sống ở những rạn san hô chứa độc tố tự nhiên, thường ở các vùng biển nhiệt đới, ấm nóng. Chất độc được tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng cá. Những con cá lớn có thể bị nhiễm độc khi chúng ăn cá nhỏ, ăn phải các loại tảo độc ở khu vực này. Độc tố ciguatera đặc biệt nguy hiểm vì nó không bị phân hủy dưới nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.

Ngộ độc scombroid (ngộ độc histamin): Đây là dạng ngộ độc do ăn phải những loài cá có họ scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Thịt cá khi bị biến chất (cá ươn) tạo ra hàm lượng histamin rất cao gây ngộ độc. Loại ngộ độc này có biểu hiện là nổi mề đay, ngứa nên dễ nhầm với dị ứng thực phẩm.

Tuy nhiên, ngộ độc do scrombroid còn có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng..., thường xảy ra với số lượng lớn người cùng ăn một loại thủy hải sản đó. Độc tố này có thể có ở ngay cả cá nước ngọt khi cá để ở nhiệt độ môi trường quá nóng. Chất độc scombroid có thể không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ khi nấu chín thức ăn. Nếu nghi ngờ cá nhiễm độc, nên bỏ đi.

Động vật có vỏ gây ngộ độc: Các loài động vật thân mềm có mai, vỏ như ngao, sò, trai, cua, ghẹ... cũng có khả năng gây độc nếu bản thân hải sản đó nhiễm ký sinh trùng, nang trùng mà không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là do các loài động vật có vỏ dưới biển ăn các loại tảo có độc, từ đó gây ngộ độc cho người, nặng nhất có thể dẫn tới nhiễm độc thần kinh.

Cách sơ cứu đúng

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị, giải độc đặc hiệu, phần lớn là điều trị triệu chứng, chú trọng hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, chống co giật. Tất cả trường hợp ngộ độc dù nặng hay nhẹ đều cần phải nhập viện theo dõi sát sao.

Nếu có dấu hiệu bị ngộ độc, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân để tống hết thức ăn ra ngoài. Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và nếu là trẻ em không nên gây nôn vì dễ bị sặc.

Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim, phải cấp cứu khẩn bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi. Sau khi sơ cứu, khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện để xử lý tiếp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng ngộ độc hải sản, chỉ mua và sử dụng hải sản tại các nhà hàng đáng tin cậy vì đôi khi người đánh bắt không phân biệt được loại nào có thể ăn được; Không ăn hải sản lạ, quý hiếm khi chưa biết rõ độc tính bên trong.

Khi đi biển, người dân cần chú ý tai nạn nhiễm độc do sinh vật biển gây ra. Ví dụ như cá mặt quỷ, nhím cầu gai, bạch tuộc vòng xanh, sứa. Không ít trường hợp đang bơi bị nhiễm độc do sinh vật biển dẫn đến tê liệt toàn thân, suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Lấy ví dụ như bị sứa châm, biểu hiện thường gặp là tổn thương tại chỗ, buốt, đau. Còn ấu trùng sứa châm gây cảm giác đau, mụn rải rác. Tuy nhiên, một số loài sứa độc có thể gây tình trạng co giật, khó thở. Khi bị sứa châm, cần phải dùng dấm, chanh rửa vết thương tại chỗ, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Đặc biệt, trong nước biển và một số loại động vật biển có chứa một loại vi khuẩn có tên khoa học là Vibriovulmficus. Chất độc từ loại vi khuẩn này giống như chất độc có trong nọc rắn hổ mang. Loại vi khuẩn này có thể gây tổn thương tại chỗ, hoại tử sau đó nếu nhiễm khuẩn máu có thể gây tử vong. Khi tiếp xúc với nước biển hoặc động vật biển, nếu bị thương thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), từ đầu mùa hè đến nay, ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, mùa hè là mùa của du lịch biển, các gia đình cần chú ý khi sử dụng hải sản, tránh ngộ độc, nhiễm độc do hải sản. Nguyên nhân là do mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao. Môi trường này là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn dẫn tới ô nhiễm hoặc làm cho thức ăn dễ ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận. Nhiều loại hải sản có độc như một số loại ốc, sam so, bạch tuộc vòng xanh hay cá nóc. Người dân thường có sở thích ăn các loại thực phẩm độc, lạ. Tuy nhiên, những loại hải sản có chứa độc tố phải đặc biệt tránh. Hay khi xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ thì cần phải tránh ăn hải sản đánh bắt tại khu vực đó.

ThS.BS. Minh Tuấn

Cách chọn thực đơn thông minh cho gia đình

Chọn các chương trình khuyến khích sức khoẻ, thực phẩm giàu dinh dưỡng

Cách ăn uống tốt cho sức khỏe được hiểu là bạn không chỉ ăn như một phản ứng đối với "cơn đói" mà là cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe tốt hơn. Nó vượt xa việc dùng calo để đáp ứng cơn đói của bạn, nó là một cách để thưởng thức các loại thực phẩm sẽ nuôi dưỡng cơ thể của bạn. Cách ăn uống lành mạnh nhất sẽ giúp bạn thực hiện tất cả các công việc một cách sáng tạo, vui vẻ, dễ dàng và thú vị.

Sự giàu có dinh dưỡng là chìa khóa dẫn đến cách ăn uống lành mạnh nhất. Đó cũng là phép đo bạn sẽ nhận được bao nhiêu chất dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hoá, protein, chất xơ, carbohydrate, axit béo omega-3…từ thực phẩm nhưng lại cho bạn số lượng calo ít nhất. Nó được thể hiện bởi công thức sau:

Giàu dinh dưỡng

=

Tối đa chất dinh dưỡng

Ít calo

Cơ thể bạn cần hơn 50 vitamin, khoáng chất, axit béo, và axit amin mỗi ngày để hoạt động hiệu quả và giữ cho bạn khỏe mạnh. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều có thể tìm thấy trong thực phẩm.

Thực phẩm lành mạnh nhất là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sức khoẻ tối ưu, hợp khẩu vị nhưng lại cho số lượng calo ít nhất. Chúng đảm bảo cơ thể bạn đang nhận được lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà nó cần. Cùng với các vitamin, chất khoáng, protein, chất xơ và các axit béo omega-3, chúng tập trung vào các chất chống oxy hoá và phytonutrients, chống lại các gốc tự do có thể phá huỷ DNA và các cấu trúc tế bào, đồng thời hoạt động như các chất chống viêm mạnh mẽ.

Cách ăn uống lành mạnh nhất có thể giúp bạn tận hưởng nhiều năng lượng, xương chắc khỏe, da khỏe mạnh, ngủ ngon và các khía cạnh khác của việc chăm sóc sức khoẻ tối ưu. Ngoài ra, chế độ ăn kiêng luôn chú trọng đến thức ăn nghèo dinh dưỡng có thể dẫn đến triệu chứng thiếu chất: năng lượng cung cấp thấp, da xấu kém đàn hồi, sức khoẻ tim mạch kém, mất ngủ và giảm khả năng đối phó với stress.

Đối với mỗi món ăn bạn sẽ phải tìm hiểu sự mô tả về thực phẩm, chẳng hạn như cách lựa chọn, lưu trữ, chuẩn bị và cách nấu, lợi ích sức khoẻ và hồ sơ dinh dưỡng của nó. Bạn nên ưu tiên cho những thực phẩm theo mùa, bởi vì một loại thực phẩm đúng mùa luôn có hương vị tốt nhất và có giá rẻ nhất.

Kết hợp với các thức ăn đơn giản nhất để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng của bạn

Bạn nên chọn các thực phẩm lành mạnh như trái cây bởi nó có hương vị ngọt ngào, giàu chất chống oxy hoá, vitamin, khoáng chất và chất xơ; như các loại rau bởi có hương vị tuyệt vời, giàu dưỡng chất, tăng cường miễn dịch. Một cây xà lách tươi giòn có đầy đủ các enzyme khi được ăn sống dưới dạng salat trộn; các công thức nấu ăn với cá giàu omega-3; đậu và các loại đậu giàu folate, protein và chất xơ; hạt khô và hạnh nhân … là lựa chọn tuyệt vời cho những bữa ăn nhẹ.

Mỗi chất dinh dưỡng có một vai trò cụ thể trong việc tái tạo khoảng 300 tỷ tế bào mới được tạo ra bởi cơ thể chúng ta mỗi ngày! Để những tế bào này khỏe mạnh, cần phải ăn uống đúng cách. Và vì các chất dinh dưỡng hoạt động đồng bộ nên cần phải cung cấp và kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ, tương tác chúng, như:

Các thực phẩm giàu chất đạm mà các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy trong vai trò thúc đẩy da, tóc và móng khỏe mạnh

Các loại thực phẩm giàu vitamin K để thúc đẩy sự hấp thu canxi và ngăn ngừa loãng xương

Các loại thực phẩm giàu vitamin A để giúp hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa cảm lạnh và hỗ trợ thị lực

Các loại thực phẩm giàu vitamin C để giúp làm giảm các tổn thương gốc tự do đối với tế bào.

Thực phẩm giàu chất xơ để giúp hỗ trợ sức khoẻ của hệ thống tiêu hóa

Các loại thực phẩm giàu folate để hỗ trợ sức khoẻ tim mạch…

Cách thức lành mạnh nhất của kế hoạch ăn uống thúc đẩy sự tương tác tổng hợp của chất dinh dưỡng

Việc ăn đa dạng thực phẩm giúp thúc đẩy tương tác dinh dưỡng có lợi và cho phép các phản ứng giữa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tối ưu.

Ăn đa dạng thực phẩm giúp thúc đẩy tương tác dinh dưỡng có lợi

Ăn đa dạng thực phẩm giúp thúc đẩy tương tác dinh dưỡng có lợi

Một ví dụ điển hình về sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm chính là những gì liên quan đến sức khoẻ xương. Tầm quan trọng của canxi hầu như luôn luôn được coi là là chất dinh dưỡng đặc trưng cần thiết để duy trì xương khỏe mạnh. Thực tế là xương chắc khỏe cũng cần các vitamin D, K, magiê và các khoáng chất như boron. Tất cả các chất dinh dưỡng này không chỉ tập trung trong một loại thức ănnên cần được kết hợp các loại thực phẩm. Sữa và các sản phẩm sữa chua là những nguồn canxi tuyệt vời.Rau lá xanh cung cấp cho bạn vitamin K và cá hồi là nguồn tuyệt vời axit béo omega-3 khó tìm. Vì vậy, để thúc đẩy sức khỏe xương tốt hơn, bạn nên kết hợp đầy đủ các khoáng chất trên trong thực phẩm.

Bạn nên trở thành một người hiểu biết về cách pha trộn và phối hợp các công thức nấu ăn để có thể thưởng thức các bữa ăn ngon giúp bạn kiểm soát sức khoẻ của mình. Bạn cũng sẽ không cảm thấy thèm hoặc đói vì các chất dinh dưỡng như chất xơ giúp bạn cảm thấy thư thái và hài lòng.

Kế hoạch ăn uống có thể giúp bạn tiết kiệm tiền vì nó sẽ truyền cảm hứng cho bạn để chuẩn bị các bữa ăn ở nhà hơn là mua thức ăn sẵn hoặc ăn uống tại các nhà hàng. Bằng cách mua thực phẩm được bán tại các chợ địa phương, bạn cũng tiết kiệm được thêm tiền. Và bạn cũng ít phải mua các thực phẩm chức năng bổ sung.

Sử dụng các phương pháp nấu giữ được dinh dưỡng và hương vị tối đa

Cách nấu ăn khoa học là một phần không thể tách rời trong kế hoạch ăn uống lành mạnh. George đã được truyền cảm hứng để phát triển cách nấu ăn lành mạnh nhất khi ông phát hiện ra rằng các phương pháp nấu ăn truyền thống có thể mất đến 50-80% các vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hoá và các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm! Đối với George,ngay cả khi mua các loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng nhất, chúng ta cũng không được hưởng nhiều phúc lợi sức khoẻ nếu thực phẩm không được nấu đúng cách.Việc hiểu biết thực phẩm và nhiệt độ nấu sẽ giúp bạn giữ được tối ưu các chất dinh dưỡng cũng như tạo hương vị cho món ăn thơm ngon hơn, nó kích thích vị giác và ảnh hưởng tích cực tới hệ tiêu hóa.

George đã tạo ra một phong cách nấu ăn mới trong Kế hoạch Ăn kiêng Y tế, tỉ dụ như ông đã đưa ra các thực đơn món ăn phù hợp cho các bữa ăn trong ngày, các món ăn chế biến từ rau đến các món ăn nguồn gốc động vật, công thức nhiệt độ nấu và chuẩn bị phù hợp với từng sản phẩm… giúp bạn có thể tìm thấy các công thức nấu ăn ngon hấp dẫn cho cả gia đình và tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Hầu hết các công thức nấu ăncủa George chỉ cần chuẩn bị trong 5 phút hoặc ít hơn do sử dụng 3 hoặc ít hơn các thành phần - thậm chí bạn có thể học cách chuẩn bị bữa ăn 4 món chỉ trong 15 phút! Chính điều này giúp bảo vệ tối đa các vitamin và dinh dưỡng. các mẹo nấu ăn cũng là cách thức bạn nên tham khảo.

Cách nấu ăn khoa học là một phần không thể tách rời trong kế hoạch ăn uống lành mạnh

Cách nấu ăn khoa học là một phần không thể tách rời trong kế hoạch ăn uống lành mạnh

Thay đổi lối sống và cách ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng

Khoa học hiện đại ngày nay đồng tình với quan điểm lối sống hiện đại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, cách tốt nhất để tránh tỷ lệ mắc bệnh mạn tính có thể phòng ngừa được không nằm trong các thủ thuật y tế đắt tiền hoặc sử dụng công nghệ hiện đại, phức tạp, chuyên sâu, thậm chí dùng thuốc. Các chuyên gia sức khỏe đồng tình với quan điểm thay đổi và đơn giản hóa lối sống hang ngày đối với các loại thực phẩm mà chúng ta ăn sẽ giúp cải thiện sức khỏe.

Chúng ta có thể cứu sống hàng triệu người và hàng trăm tỷ đô la chi phí chăm sóc sức khoẻ liên quan đến bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và ung thư nếu chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hơn thay vì thức ăn nhiều cholesterol và chế biến sẵn.

Điều đáng chú ý là những mô hình bệnh mạn tính có thể ngăn ngừa được mô tả ở trên là mức độ chồng chéo nhau khi đề cập đến chế độ ăn uống. Dựa trên nghiên cứu hiện nay, dường như chúng ta không quan tâm đến chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tim, phòng ngừa đái tháo đường, phòng ngừa bệnh béo phì và phòng ngừa bệnh ung thư.

Để ngăn chặn tất cả bốn căn bệnh xã hội phát triển như trên dựa vào nghị lực của bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hay không. Hãy giảm lượng đường, muối, chất béo động vật và thực phẩm chế biến sẵn đồng thời thay thế thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nấu ăn hợp lý, và học cách tạo ra một cách ăn uống tốt hơn bằng cách làm theo kế hoạch sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Bạn có thể có nhiều năng lượng, ngủ ngon hơn và ít căng thẳng hơn, đồng thời thúc đẩy sức khoẻ tối ưu nói chung.

Mai Hương

(Theo The George Mateljan)

Vai trò của acid folic trong dự phòng bệnh tim mạch và đột quỵ não

Trong nhiều phản ứng tổng hợp, những coenzyme này tham dự vào quá trình chuyển hóa, trưởng thành và phân chia tế bào. Nó có vai trò quan trọng với nhiều chức năng, ở các mức độ khác nhau trong cơ thể. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò rất quan trọng của acid folic với bệnh lý tim mạch. Giảm acid folic máu là yếu tố nguy cơ mới độc lập của bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Acid folic trong bệnh lý tim mạch và đột quỵ não

Các sách chuyên khoa về tim mạch và đột quỵ ở Mỹ đã đưa xét nghiệm acid folic máu vào để đánh giá yếu tố nguy cơ, từ đó đưa ra biện pháp điều trị dự phòng hiệu quả. Acid folic có vai trò là coenzyme của men methionin sythase, men này giúp chuyển hóa homocystein sang methionin ở gan. Thiếu acid foilc, vitamin B12 và vitamin B6 là một trong những tác nhân gây tăng nồng độ homocystein máu. Homocystein máu tăng làm tổn thương nội mạc động mạch, cùng với các gốc tự do châm ngòi cho quá trình vữa xơ động mạch, hậu quả là hình thành những mảng vữa xơ động mạch và gây xơ cứng động mạch. Bệnh tiến triển dần gây tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và tắc các động mạch ngoại vi. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tăng nồng độ acid folic làm giảm homocystein trong máu, từ đó có thể giảm được tiến trình vữa xơ động mạch, qua đó có thể góp phần hạn chế và ngăn chặn được các bệnh tim mạch và đột quỵ não.

Vai trò của acid folic trong dự phòng bệnh tim mạch và đột quỵ nãoMột số thực phẩm giàu acid folic.

Vai trò acid folic trong bệnh thần kinh, miễn dịch, ung thư và tạo máu

Acid folic còn đóng vai trò cốt yếu trong phát triển chức năng não và đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển cảm xúc và tâm thần. Bởi vì folate tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều chất dẫn truyền thần kinh như: dopamin, adrenalin, noradrenalin.

Acid folic chống giảm trí nhớ (Alzheimer), nhiều nghiên cứu khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở những người có tuổi nên sử dụng khoảng 0,4mg acid folic/ngày. Acid folic làm tăng thính lực, kết quả của chương trình bổ sung acid folic vào bột mì của Mỹ và Hà Lan cho thấy ở hai quốc gia này, tỷ lệ người suy giảm thính lực do tuổi tác ít hơn hẳn so với các quốc gia khác.

Lượng acid folic được khuyên cung cấp: Trẻ còn bú: 50μg/ngày; Trẻ từ 1-3 tuổi: 100μg/ngày; Trẻ từ 4-12 tuổi: 200μg/ngày; Thanh niên từ 13 - 19 tuổi: 300μg/ngày; Người trưởng thành: 400μg/ngày; Phụ nữ có thai hay cho con bú: 600μg /ngày.

Ngoài ra, acid folic rất cần thiết cho sự tạo thành tế bào hồng cầu. Tạo ra những tế bào máu, thiếu acid folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu to. Thiếu acid folic trong khẩu phần ăn của người mẹ mang thai sẽ ảnh hưởng quá trình tạo máu và phát triển thai nhi, gây ra những nguy cơ cho trẻ sơ sinh như thiếu cân, khiếm khuyết ống thần kinh (nứt ống thần kinh, thiếu một phần não, hở cột sống).

Acid folic còn tham gia quá trình tổng hợp acid nucleic (AND, ARN) tạo nên gene. Trong methyl hóa acid nucleotide, điều này dường như quan trọng trong ngăn ngừa ung thư. Acid folic giảm nguy cơ ung thư kết tràng, nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy acid folic có khả năng giảm bớt ung thư kết tràng. Folate có thể ngăn ngừa ung thư, mức hấp thu folate càng cao, nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng càng thấp. Thiếu folate có thể gây ung thư vú hoặc ung thư ruột.

Folate có thể trị bệnh hen suyễn, folate có thể giúp điều hòa đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây dị ứng, do đó có thể làm giảm triệu chứng của hen và dị ứng.

Chế độ dinh dưỡng và bổ sung acid folic

Acid folic ở trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Vitamin B9 bị phá hủy nhanh bởi ôxy hóa và nhiệt. Vi khuẩn đường ruột tạo nguồn gốc cung cấp phụ thêm nhưng rất ít.

Nguồn gốc tốt nhất là: gan (gan bê, pate gan vịt…), trứng, nấm. Thiếu B9 sẽ đi kèm với thiếu vitamin C hoặc sắt, kẽm. Khi đó giảm tính sinh học có sẵn của B9. Nguồn gốc động vật: thịt, bò, lợn, bê, gà, trứng, gan (bò, heo, bê).Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamin B9: nấm, cà rốt, khoai tây, sữa mẹ, sữa bò tươi, sữa bột, mầm lúa mì, đậu haricot, nấm men.

Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế thị trường chưa được kiểm soát tốt ở Việt Nam, nhiều người vì lợi nhuận sẵn sàng làm ra những sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nguồn thực phẩm được nuôi trồng không đúng quy trình, cùng với vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, do vậy, chất lượng thực phẩm chưa đủ hàm lượng vitamin, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là acid folic.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trên thị trường ít có sản phẩm thuốc bổ sung acid folic. Đa phần người dân mới hiểu biết và chú trọng bổ sung acid folic cho bà mẹ mang thai. Người ta quên rằng, người lớn trưởng thành cũng rất cần thiết bổ sung acid folic vì nó có thể làm giảm quá trình vữa xơ động mạch, từ đó ngăn chặn được các bệnh tim mạch, đột quỵ não và nhiều bệnh khác. Đây chính là một lý do lý giải tỷ lệ tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ não ở Việt Nam tương đối cao, mặc dù tỷ lệ bị béo phì thấp. Như vậy, việc bổ sung acid folic là rất cần thiết cho mọi lứa tuổi, giúp cơ thể phát triển toàn diện và phòng tránh được nhiều mặt bệnh nguy hiểm.

BSCKI. Nguyễn Văn Tuấn

Những nguy hại của đồ ăn nhanh

Nguyễn Hải Đức (Thái Nguyên)

Đồ ăn nhanh (fast food) rất hấp dẫn giới trẻ vì tiện ích, hấp dẫn, bao bì hấp dẫn. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn về mặt cảm quan ấy là những mặt trái như: cao năng lượng, nhiều đạm, nhưng lại ít vitamin, thiếu chất xơ và khoáng chất... Nếu dùng với thời gian dài, ngoài nguy cơ thiếu chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất còn dễ dẫn đến những nguy cơ khác như: dư thừa năng lượng và chất béo, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và nguy cơ bệnh lý khi trưởng thành liên quan đến dư thừa dinh dưỡng như rối loạn chuyển hoá mỡ, tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...

Lượng đạm trong đồ ăn nhanh vượt xa nhu cầu chất đạm hàng ngày (khoảng 15%, tương đương khoảng 120-150g các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật). Ăn quá nhiều đạm sẽ làm giảm tuổi thọ của thận, tăng nguy cơ sỏi thận, loãng xương và gây bệnh gút.

Các loại thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà chiên và cá chiên… cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch. Đồ ăn nhanh có chỉ số đường huyết cao khiến tuyến tụy phải tiết nhiều insulin để giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Do đó, dẫn đến tình trạng tuyến tụy sẽ bị suy giảm chức năng do luôn phải hoạt động quá nhiều và nguy cơ cao dẫn đến đái tháo đường. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên hạn chế con ăn fast food.

BS. Cẩm Nga